Giới thiệu nhà thờ

ĐẠI ÂN NHÂN CỦA GIÁO XỨ HẠNH THÔNG TÂY

  • Thứ năm, 15:44 Ngày 28/07/2016 .
  • ĐẠI ÂN NHÂN CỦA GIÁO XỨ HẠNH THÔNG TÂY

    ĐẠI ÂN NHÂN CỦA GIÁO XỨ HẠNH THÔNG TÂY

    Nhà thờ Hạnh Thông Tây được xây từ năm 1921 - 1924, do vợ chồng ông Denis Lê Phát An bỏ tiền ra thuê 2 nhà thầu Baader và Lamorte xây dựng. Vì thế sau khi hai ông bà qua đời, thi hài của họ được an táng trong nhà thờ để cộng đoàn dân Chúa luôn nhớ đến và cầu nguyện cho họ.

    Thiếu nhi Giáo xứ Hạnh Thông Tây's photo.

    Đi sâu vào bên trong nhà thờ nổi bật hai mộ tượng của ông bà Denis Lê Phát An (con trai cả của ông Lê Phát Đạt, cậu ruột của hoàng hậu Nam Phương) nằm đối diện nhau, do hai nhà kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng người Pháp là A.Contenay và Paul Ducuing thực hiện (P.Ducuing cũng là người làm hai pho tượng cho lăng vua Khải Định). Đặc biệt hai pho tượng chân dung của ông bà Lê Phát An mang đậm tính chất Nam Bộ - đang quỳ cầu nguyện và thương tiếc, được điêu khắc vô cùng đẹp và sống động theo phong cách Phục Hưng. Hai pho tượng được tạc bằng đá cẩm thạch trắng còn mộ phần bằng đá hoa cương. Riêng phần tượng được chạm khắc sống động, tinh tế đến từng nét. Tượng ông đầu đội khăn đóng, mặc áo dài quỳ trên gối, trước gối quỳ có đặt bó hoa ông đem tặng vợ mình. Ông có đôi mày rậm, để ria mép. Hai bàn tay ông đan vào nhau đưa lên phía trước ngực, nét mặt thành kính nửa như đang cầu nguyện, nửa như đang thầm thì nói chuyện với bà...
    Tượng của bà cũng quỳ trên gối, hai tay cầm 2 bó hoa huệ ôm choàng lấy bia mộ của chồng. Bà để đầu trần, tóc búi, đầu hơi cúi nhìn nghiêng vào mộ ông. Bà mặc áo dài cài nút thắt, cổ đeo dây chuyền có mặt ngọc, chân mang dép mũi hài. Ngón tay áp út của bàn tay trái và ngón giữa bàn tay phải có đeo nhẫn mặt đá hột to, cổ tay phải đeo vòng đá... Sự tinh tế của nhà điêu khắc không chỉ ở nét mặt biểu cảm, các nếp gấp quần áo mềm mại, uốn lượn mà thậm chí đến đường viền, những hoa văn chạm chìm trên mũi hài, trên chiếc gối thêu bà quỳ cũng được thể hiện một cách tuyệt mỹ.

    Bia mộ ông Lê Phát An chỉ ghi ngày và nơi mất (17.9.1946 tại Sài Gòn, thọ 78 tuổi) mà không ghi năm sinh. Mộ của bà (Trần Thị Thơ) cũng thế, chỉ ghi mất tại Thủ Đức ngày 18.1.1932, thọ 60 tuổi. Như vậy ông sinh năm 1868, bà sinh năm 1872 nhưng bà lại mất trước ông những 14 năm.

     
    'Denis Lê Phát An, sinh năm 1868 tại Bình Lập (Tân An, Cochin).

Được giáo dục ở Marseille. Trở lại trong Cochin, ông đã chăm sóc của doanh nghiệp theo hướng dẫn của cha ông Philip Lê Phát Đạt, một trong những chủ đất lớn nhất của thời đó. Công tác từ thiện sau đó trưng cầu một phần lớn kinh doanh của mình, mà anh ta giành được những danh hiệu tâng bốc nhất được trao bởi Vatican và Trường Sơn Chính phủ.

Bằng việc kết hôn của một người cháu gái của ông với Quốc Trưởng Bảo Đại, trở thành Bác Her Majesty Hoàng hậu Nam Phương.

[Nguồn: Tổng Chính phủ của Đông Dương, Dịch vụ thông tin, Sovereigns và danh nhân Đông Dương. Hồ sơ theo thứ tự abc, Hà Nội, IDEO, 1943, p. 1.]'

    Bài viết khác liên quan

    Phục vụ lời Chúa

    Sun
    Mon
    Tue
    Wed
    Thu
    Fri
    Sat
    1

    2

    3

    4

    5

    6

    Kết nối facebook