Sức khỏe

BỆNH CAO HUYẾT ÁP

  • Thứ năm, 10:25 Ngày 23/02/2017 .
  • BỆNH CAO HUYẾT ÁP 

    Bệnh cao huyết áp hiện gây ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính. 

    Hãy giành một chút thời gian của bạn để tìm hiểu về bệnh cao huyết áp, biến chứng nguy hiểm của bệnh và cách chữa bệnh bằng cách đọc bài viết sau đây.

    Bệnh cao huyết áp là gì?

    Tim bơm máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể qua hệ thống mạch máu gọi là động mạch. Khi máu được bơm đầy tim và chảy trong lòng mạch, sức ép của máu vào thành mạch máu sẽ tạo một áp suất gọi là áp huyết.

    Huyết áp được diễn tả bằng 2 số, thí dụ: 120/90.

    • Số trên (120) được gọi là áp suất tâm thu, là sức ép của máu vào lòng động mạch mỗi khi tim co bóp để bơm máu ra khỏi tim.
    • Số dưới (90) được gọi áp suất tâm trương, là áp suất trong lòng động mạch khi tim dãn ra giữa hai nhịp co bóp.

    Tùy theo từng độ tuổi sẽ có chỉ số huyết áp an toàn riêng. Hãy theo dõi bảng chỉ số huyết áp tính theo độ tuổi của Tổ chức Y tế thế giới – WHO để biết được chỉ số huyết áp an toàn cho lứa tuổi của mình.

    Huyet ap theo do tuoi 1

    Lưu ý: Huyết áp thay đổi tùy lúc, và tùy các hoạt động của cơ thể. Huyết áp xuống thấp hơn lúc ta ngủ, nghỉ ngơi và lên cao hơn khi bạn tập thể dục, tinh thần kích động hoặc buồn bực trong người.

    Nguyên nhân bệnh cao huyết áp

    Tăng huyết áp được chia làm 2 loại:

    • Tăng huyết áp nguyên phát hay còn gọi là tăng huyết áp không rõ nguyên nhân (y học không xác định được nguyên nhân gây tăng huyết áp), chiếm đến 90% các trường hợp.
    • Tăng huyết áp thứ phát sẽ do một nguyên nhân nào đó, chẳng hạn do hở van động mạch chủ, u tủy thượng thận, bệnh thận, cường giáp, do sử dụng thuốc làm giữ muối, nước, …

    Một số yếu tố ảnh hưởng tới bệnh cao huyết áp

    Ở những trường hợp tăng huyết áp không rõ nguyên nhân, các bác sĩ sẽ nghĩ đến một hoặc nhiều yếu tố phối hợp với nhau gây bệnh như:

    • Yếu tố gia đình: Cao áp huyết có tính di truyền. Cha mẹ mắc bệnh, sẽ có một tỉ lệ con cũng bị tăng huyết áp. Hãy cho bác sĩ biết điều này nếu bạn kiểm tra huyết áp của mình.
    •  Giới tính: Ðàn ông dễ huyết áp cao hơn phụ nữ. Phụ nữ sau khi mãn kinh lại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn khi còn đang trong độ tuổi sinh đẻ.
    • Tuổi tác: Cao áp huyết dễ xảy ra sau tuổi 35.
    • Rối loạn mỡ máu, thừa cân: 70% người bệnh rối loạn mỡ máu bị tăng huyết áp. Thân hình béo mập cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và huyết áp.
    • Bệnh tiểu đường: Tiểu đường và cao áp huyết như đôi bạn thân, hay đi đôi với nhau, cùng nhau phá hoại tim và thận.
    • Rượu: Các khảo cứu cho thấy uống nhiều rượu và thường xuyên có thể đưa đến cao áp huyết, đồng thời cũng làm tăng tỷ lệ bị tai biến mạch máu não.
    • Thiếu vận động: Ðời sống thiếu vận động dễ gây béo mập và đưa đến cao áp huyết.

    Triệu chứng, biểu hiện cao huyết áp 

    Cao huyết áp thường không có triệu chứng điển hình, chính vì vậy nhiều người có thể mắc cao huyết áp trong một thời gian dài mà không hề hay biết. Khi mắc cao huyết áp bạn sẽ chỉ có những biểu hiện chung chung dưới đây:

    • Chóng mặt khiến bạn muốn nằm nghỉ
    • Đau đầu khiến bạn khó ngủ và không thể tập trung vào làm việc
    • Mặt nóng đỏ, người nóng bừng bừng
    • Thở ngắn, dốc, tức ngực
    • Người không còn sức lực, có thể ngất đi

    Để chắc chắn bạn có huyết áp cao hay không bạn sẽ nhận được lời khyên kiểm tra sức khỏe định kì và đo huyết áp thường xuyên dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, y tá và những người có chuyên môn.

     

    huyet ap cao va bien chung nguy hiem

     

    Biến chứng của bệnh cao huyết áp

    • Áp huyết cao hơn bình thường khiến tim và các mạch máu phải làm việc nhiều hơn. Tim thường xuyên gắng sức sẽ yếu dần. Đến lúc không còn bơm đủ máu, không đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan trong cơ thể, gây các triệu chứng mau mệt, choáng váng, khó thở..., nhất là khi vận động.
    • Áp suất cao trong các mạch máu làm tổn thương lòng của mạch máu. Nhân cơ hội đó cholesterol sẽ bám vào làm lòng mạch tổn thương và dần dần nhỏ hẹp lại. Đến một ngày nào đó, lòng mạch không còn mang đủ máu đến nuôi tim. Nếu một phần tim thiếu máu có thể chết và gây ra hiện tượng chết cơ tim cấp tính.
    • Người bệnh cao huyết áp có nguy cơ suy tim gấp 6 lần và dễ bị tai biến mạch máu não gấp 7 lần người bình thường, gây các biến chứng như suy thận, giảm thị giác, suy giảm tuổi thọ...

    Đa số cao áp huyết không có biểu hiện cụ thể. Nhiều người không biết mình mang bệnh mà chỉ tình cờ phát hiện nên cao áp huyết nổi danh là một “căn bệnh thầm lặng”.

    Bài viết khác liên quan

    Phục vụ lời Chúa

    Sun
    Mon
    Tue
    Wed
    Thu
    Fri
    Sat
    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    Kết nối facebook