Tin Giáo Hội Việt Nam

Tiêu sử và Chân Dung 118 Vị Anh Hùng Tử Đạo Tại Việt Nam

  • Thứ ba, 10:07 Ngày 02/10/2018 .
  • Tiêu sử và Chân Dung 118 Vị Anh Hùng Tử Đạo Tại Việt Nam

     

     

    TIỂU SỬ

    CHÂN DUNG 

     

    118 VỊ 

    ANH HÙNG 

    TỬ ĐẠO  

    TẠI  

    VIỆT NAM

    Download file PDF

     

    MẸ LA-VANG,  NỮ VƯƠNG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO

    VẠN TUẾ HOA

     

    Lời ngỏ

     

    Đây là Tiểu Sử và Chân Dung 118 Vị Anh Hùng Tử Đạo tại Việt Nam, được sắp xếp theo NĂM tử đạo.

    Mục đích là để chúng ta, con cháu các Ngài biết về hình ảnh, năm sinh, năm Tử Đạo, cũng như những lời của các Ngài để lại cho chúng ta noi theo.

     

    Hình ảnh và các dữ liệu, tôi lấy từ trong sách “Hạnh các thánh tử đạo Việt Nam” của HĐGMVN, do Đức Cha Phê-rô Nguyễn Văn Khảm chủ biên, năm 2018, nhân kỷ niệm 30 năm ngày Các Vị Tử Đạo được phong hiển thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988, tại quảng trường thánh Phê-rô ở Rô-ma. (1988-2018)

     

    Trong phần ghi tên, năm sinh, năm tử đạo, ngày tử đạo; cách chết vì đạo và lời các VỊ có nhiều màu khác nhau.

      Tên màu xanh da trời, có ý TÊN các Vị đã được ghi trên trời như lời Chúa Giê-su đã nói “Tên các con đã ghi trên trời” (x.Lc 10,20).

      Liền sau TÊN là Năm sinh và năm tử đạo. Sau đó là Chức Danh, hành nghề (Chánh

    Tổng hay Linh Mục…)

      

    Ngày tử đạo đương nhiên sẽ in màu đỏ, ngày máu các Ngài đổ ra. Bên cạnh đó là số trang, để ai muốn tra cứu thêm về tiểu sử trong cuốn “Hạnh các thánh tử đạo Việt Nam”.

     

    Lời của các Vị Tử Đạo in màu tím, cho thấy đó là những lời mà các Ngài đã xác tín, đã sống cho đến hơi thở cuối cùng.

     

    Cách tử đạo:

    • Xử giảo: dùng dây thắt cổ.
    • Lăng trì: Chặt chân, tay và đầu.
    • Xử trảm: chém đầu.
    • Bá đao: Chém trăm nhát.
    • Thiêu sinh: Dùng lửa thiêu sống.

     

    Các chữ viết tắt:

    • OP: Dòng Đa minh
    • MEP: Hội Thừa Sai Paris

      Quả thực Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam như là Hoa Vạn Tuế, nở nơi trần thế với những gian khổ tàn khốc nhất của con người. Các Ngài là HOA QUÍ, ngàn năm mới nở, được dâng lên trước tòa Chúa, được mãi mãi nở hoa trên thiên đàng.

    Xin Các Ngài cầu bầu cho chúng ta được noi gương các Ngài mà trung thành với Chúa cho đến cùng. Nếu ta không được đổ bằng “máu đỏ” thì cũng đổ bằng “máu trắng”. Tức là bằng những hy sinh; những cố gắng sống Lời Chúa trong cuộc sống trần gian để nên thánh nên thiện, mà mai sau cũng được gặp các Ngài trên thiên đàng.

    By Lm. Bosco Dương Trung Tín

    Tháng 9 năm 2018

    1

    Chân phước An-rê Phú Yên

    (1625-1644) Thầy Giảng (Xử Trảm)

    Tử đạo ngày 26 tháng 7 (x. Tr 316)

    “Chúng ta hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu của Chúa chúng ta; hãy lấy mạng sống đáp lại mạng sống”

     

    Chân phước An-rê Phú Yên sinh năm 1625. Rửa tội năm 1641 do Cha Đắc Lộ. An-rê là tên thánh rửa tội; còn Phú Yên là quê quán.

      Ngài là con út trong một gia đình nghèo tại xóm ven biển, nay là giáo xứ Mằng Lăng; giáo phận Qui Nhơn.

      Tuy góa bụa, nhưng bà Gioanna, mẹ ngài đã giáo dục con cách tận tụy và khôn ngoan. Theo lời bà xin, Cha Đắc Lộ đã nhận ngài vào hội Thầy giảng khi mới 17 tuổi.

    Ngài đã tuyên hứa tại Hội An 1643 và hoạt động từ Phú Yên đến Qui Nhơn, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Quảng Bình cùng với 9 người anh ưu tú trong cộng đoàn Thầy giảng.

    Tháng 7 năm 1644, An-rê bị bắt. Hôm sau An-rê bị lên án tử hình. Khoảng 5 giờ chiều ngày 26 tháng 7 năm 1644, An-rê bị hành hình, đang khi Ngài vẫn không ngừng kêu lên Danh thánh “GIÊ-SU”. Ngày 26/7 là ngày Giảng Viên Giáo Lý Việt Nam.

     

    2

    Thánh Matteo Alonso LECINIANA ĐẬU

     (1702-1745). Linh Mục, người TBN(OP)

    Tử đạo ngày 22 tháng 1 (x. Tr 90)

    “Tôi có nhiệm vụ giảng dạy Lề Luật của Thiên Chúa, là Lề Luật thánh thiện và chân chính”  (Xử Trảm)

     

    Thánh Leciniana-Đậu sinh ngày 26/10/1702 tại Tây Ban Nha. Ngài gia nhập dòng Đa Minh và tuyển khấn trọng thể năm 1723. Ngài thụ phong Linh Mục năm 1727, khi mới 25 tuổi.

      Tháng 11 năm 1730, Ngài đến Manila và được bổ nhiệm đến truyền giáo tại giáo phận Đông Đàng Ngoài. Cha học tiếng Việt và nhận tên Việt là Đậu.

      Cha mục vụ tại nhiều nơi như Kim Động, Tiên Lữ, Thần Khê (Hưng Yên); Vũ Tiên (Thái Bình).

      Ngày 29 tháng 11 năm 1743, Cha bị bắt khi dâng thánh lễ tại Lục Thủy. Nơi công đường, Cha đã khoan thai trả lời: “…Tôi giảng lề luật của Chúa ngự trên trời, khuyên bảo người dân ăn ngay ở lành, tập luyện nhân đức và tránh xa con đường bất chính”.

      Ngày 22/1/1745, vị chứng nhân đức tin bị xử trảm tại pháp trường Đồng Mơ, dưới thời chúa Trịnh Doanh. Thi hài vị tôi trung được an táng tại chủng viện Lục Thủy.

     

    3

    Thánh Francesco Gil FEDERICH TẾ

     (1702-1745) (Xử Trảm)

    Linh Mục, người Tây Ban Nha (OP)

    Tử đạo ngày 22 tháng 1 (x. Tr 218)

    “Các ông tìm ai ? Tôi là Đạo Trưởng mà các ông đang tìm bắt”

     

     Thánh Federich-Tế chào đời ngày 14 tháng 12 năm 1702 tại Tortosa, Tây Ban Nha. Ngài gia nhập dòng Đa Minh và thụ phong Linh Mục ngày 29/3/1727. Ngài đến Manila năm 1733. Mùa thu năm 1735, Ngài đặt chân đến Đàng Ngoài và rao giảng Tin Mừng ở các xứ đạo Trực Ninh (Nam Định); Vũ Tiên (Thái Bình); Kẻ Mèn, Bắc Trạch và Lục Thủy.

      Nghe biết xứ đạo bị quan quân bao vây, lo sợ giáo hữu bị liên lụy, nên Cha tụ nộp mình sau khi dâng thánh lễ ngày 3/6/1737, tại nhà thờ Lục Thủy.

      Trong một phiên tòa, các quan án ép buộc Cha đạp Ảnh Thánh, Cha không những từ khước hành vi phạm thánh, lại còn quì xuống cung kính hôn Thánh Giá. Ngày 10/7/1738, các quan kết án trảm quyết. Nhưng 7 năm sau, tức là ngày 22/1/1745, Cha Tế lãnh án xử trảm tại đất Thăng Long dưới thời chúa Trịnh Doanh. Thi hài của Ngài được rước về Nhà Chung Lục Thủy.

     

    4

    Thánh Jacinto CASTANEDA – GIA

    (1743-1773) Linh Mục (OP)

    Tử đạo ngày 7 tháng 11 (x. Tr 106)

    Xử Trảm

    “Tôi sẵn sàng chịu mọi gian khổ, kể cả cái chết”

     

    Thánh Castaneda-Gia sinh năm 1743 tại Javita, Tây Ban Nha. Năm 1789 Ngài khấn trọng trong dòng Đa Minh nhận tên là Jacinto. Ngài chịu chức Linh Mục ngày 2.6.1765 và được sai đi truyền giáo tại Trung Hoa.

      Sau 3 năm Cha bị bắt và bị trục xuất về Ma-cao. Ngày 22/1/1770, từ Ma-cao Cha đến xứ Kẻ Bùi, học tiếng Việt tại Trung Linh, nhận tên Việt là Gia và được bổ nhiệm làm việc tông đồ tại hạt Phú Thái.

      Ngày 11/7/1773, Cha bị bắt đang khi đi xức dầu cho một bệnh nhân ở Lai Ổn.

      Quan phủ giải Ngài về Phố Hiến, rồi đến Kẻ Chợ (Hà Nội) để chúa Trịnh Sâm xét xử. Tại đây Cha tham dự cuộc tranh luận giữa 4 tôn giáo là : Khổng Giáo, Lão Giáo, Phật Giáo và Công Giáo. Cha đã làm cho chúa Trịnh Sâm phải khâm phục.

      Ngày 7/11/1774, Cha bị xử trảm tại pháp trường Đồng Mơ. Thi Hài của Cha được mai táng tại xứ Trung Linh.

     

    5

    Thánh Vinh Sơn PHẠM HIẾU LIÊM

    (1732-1773) Linh Mục (OP) (Xử Trảm)

    Tử đạo ngày 7 tháng 11 (x. Tr 150)

    “Mặc dù thành công trong công tác Tông Đồ, nhưng cha không hề tự mãn với chính mình”

     

    Thánh Vinh Sơn Liêm chào đời năm 1732, tại thôn Đông, làng Trà Lũ, phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam Hạ. Thân Phụ Ngài là ông An-tôn Doãn, một thân hào danh giá trong thôn. Thân mẫu Ngài là người nhân đức, đảm đang, chuyên tâm giáo dục con cái.

      Năm 1754, Ngài khấn trọng thể trong dòng Đa Minh. Năm 1758, Ngài chịu chức Linh Mục và được bổ nhiệm giảng dạy tại chủng viện Trung Linh. Ngoài ra, cha Liêm còn phụ trách các giáo xứ Quất Lâm, Lục Thủy, Trung Lễ, Trung Lao và toàn vùng Lai ổn.

      Cha được các giáo hữu nhiệt tình yêu mến, vì Cha luôn quan tâm phục vụ đoàn chiên, bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm.

      Ngày 2/10/1773, Cha bị bắt đang khi ban bí tích tại xứ Lương Đống. Cha Liêm cũng tham gia cuộc tranh luận tại “Hội đồng tứ giáo”. Cha bị xử trảm ngày 7/11/1773, tại pháp trường Đồng Mơ, khi mới 41 tuổi.

     

    6

    Thánh Emmanuen NGUYỄN VĂN TRIỆU

    (1756-1798) Linh Mục

    Tử đạo ngày 17 tháng 9 (x. Tr 258)

    Xử trảm

    “Tôi là Đạo Trưởng, tôi thà chết chứ không bỏ việc giảng Đạo”

     

    Thánh Emmanuen Triệu, sinh năm 1756, tại làng Lim Long, huyện Phú Xuân, Huế. Thân phụ ngài là ông Nguyễn Văn Lương, một võ quan công giáo phò chúa Nguyễn. 15 tuổi gia nhập quân đội.

    30 tuổi đời, với 15 binh nghiệp, với biết bao thăng trầm, cậu Triệu giã từ quân ngũ xin dâng mình đi tu.

      Năm 1786, cậu gia nhập chủng viện và năm 1792, chịu chức Linh Mục. Cha bị bắt tại nhà phước Mến Thánh Giá Thợ Đúc.

    Khi bị giải đi, thấy mẹ già khóc thương, cha nói: “Thiên Chúa đã cho con vinh dự làm chứng cho Ngài, xin mẹ đừng khóc nữa. Mẹ hãy vui lòng vâng theo thánh ý Chúa”.

    10 giờ sáng ngày 17/9/1798, cha Triệu bị điệu ra pháp trường Bãi Dâu. Trời đúng ngọ, tức 12 giờ trưa, cha Triệu quì gối, đưa cổ cho lý hình chém đầu. Giáo hữu rước thi hài vị chứng nhân đức tin về an táng trong nhà thờ họ Dương Sơn. Ngày 26/7/1996, hài cốt của Ngài được đưa về giáo xứ Thợ Đúc.

     

    7

    Thánh Gio-an ĐOÀN VIẾT ĐẠT

    (1765-1798) Linh Mục (Xử Trảm)

    Tử đạo này 28 tháng 10 (x. Tr 86)

    “Chịu nạn và chịu chết vì Đạo là phúc trọng hơn cả, nước An-nam ta chưa được mấy người”

     

    Thánh Gio-an Đạt sinh năm 1765, tại xứ Đồng Chuối, huyện Bình Lục, tỉnh Thanh Hóa. Ngài mồ côi cha từ bé và muốn dâng mình cho Chúa. Năm 18 tuổi, Ngài vào chủng viện. Tháng 2 năm 1798, Ngài chịu chức Linh Mục, lúc 33 tuổi và được sai đi coi xứ Hảo Nho. Khi coi xứ Hảo Nho, Cha hết lòng thương và coi sóc con chiên, nên giáo dân mến ngài lắm.

      Ngày 14 tháng 7 năm 1798, khi vừa làm lễ mồ xong thì bị bắt. Ngài tự nộp mình, vì ngài nói: “Cha có lánh được thì cũng hại cho cả làng”.

      Cha bị giải vào trong Thanh Hóa. Quan thấy cha cứng cỏi, từ chối không chịu bước qua Thập Giá, thì truyền cầm gông và lôi ngài bước qua Ảnh Thánh. Nhưng ngài sấp mình xuống cùng thờ lạy Ảnh Thánh, lính không thể kéo ngài đi được.

      Ngày 28/10/1798, Cha bị xử trảm tại pháp trường Chợ Rạ, khi chưa tròn một năm Linh Mục, với 33 tuổi đời.

     

    8

    Thánh Phê-rô LÊ TÙY

    (1773-1833) Linh Mục

    Tử đạo ngày 11 tháng 10 (x. Tr 274)

    Xử Trảm

    “Con hãy bền lòng vững chí, rồi con cũng được phần thưởng muôn đời”

     

    Thánh Phê-rô Tùy sinh năm 1773 trong một gia đình trung nông tại làng Bằng Sở, thuộc xứ đạo Sở Hạ, nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội.

      Chú Tùy gia nhập chủng viện Kẻ Vĩnh, tỉnh Nam Định và sau đó chịu chức Linh Mục. Ngài làm phó xứ Đông Thành (Chân Lộc); rồi chánh xứ Nam Đường tỉnh Nghệ An.

      Mùa thu năm 1833, cha bị bắt khi đi xức dầu cho một bệnh nhân hấp hối. Ngài bị áp giải về giam trong ngục đường Nghệ An.

      Tại công đường quan dụ dỗ: “Này ông, ông đã già, ta thương hại, nhưng phép nước rất nhặt, ông hãy làm giấy tự khai mình là thầy thuốc, như thế ta có thể cứu ông khỏi chết nhục hình. Ông không sợ chết sao? Cha đáp: “Cám ơn quan lớn đã muốn cứu tôi, nhưng lương tâm một đạo trưởng, không cho phép tôi làm theo ý quan”.

      Ngày 11/10/1833, cha bị xử trảm tại pháp trường Chợ Quân Ban.

     

    9

    Thánh Francois Isidore

    GALELIN – KÍNH

    (1799-1833) Linh Mục (MEP) (Xử Giảo)

    Tử đạo ngày 17 tháng 10 (x. Tr 146)

    “Tôi không còn ham muốn sự gì hơn là mau thoát ra khỏi cái xác phàm này để muôn đời kết hợp với Chúa Ki-tô”

     

    Thánh Gagelin-Kính sinh ngày 10/5/1799 tại làng Montperreux, giáo phận Besancon, Pháp. Khi lên 2 tuổi, ngài mồ côi cha.

      Năm 1817, ngài gia nhập chủng viện Besancon, hai năm sau ngài qua chủng viện Hội Thừa Sai Paris (MEP) và lãnh chức phó tế ngày 20/5/1820, rồi ngài tình nguyện đi Ma-cao.

      Tháng 9 năm 1821, ngài đến Thuận An và ngày 28/9/1822, chịu chức Linh Mục, tại họ đạo Nhứt Đông, Cổ Vưu, Quảng Trị.

      Năm 1825, Ngài phụ trách chủng viện Lái Thiêu và mục vụ vùng Sài gòn, Bà Rịa; Phú Yên, Bịnh Định và Quảng Ngãi.

      Cuối tháng 5 năm 1833, từ họ đạo Long Quan, cha đến nộp mình với quan tại huyện Bồng Sơn, tỉnh Bình Định, để giáo dân khỏi bị bắt và tra tấn.

      Sáng sớm ngày 17/10/1833, ngài bị dẫn ra pháp trường Bãi Dâu (Huế), ngài bị 12 lý hình hai bên giang tay kéo thật mạnh khúc dây dài quấn cổ ngài và Cha tắt thở.

     

    10

    Thánh Phao-lô TỐNG VIẾT BƯỜNG

    (1773-1833) Quan Thị Vệ (Xử Trảm)

    Tử đạo ngày 23 tháng 10 (x. Tr 48)

    “Xin quan lớn để tôi được giữ trọn chữ trung với Đức Chúa Trời là Thiên Chúa tôi thờ”

      

    Thánh Phao-lô Bường sinh năm 1773, tại Phủ Cam, Huế. Ngài là quan thị vệ của triều đình. Ngài có hai đời vợ và 12 người con.

      Quan thị vệ Bường là một vị quan thanh liêm, được thăng đến chức thị vệ hoàng cung và nhiều lần được vua Minh Mạng khen ngợi.

      Dù bận việc quân, ngài vẫn luôn nhớ bổn phận làm con Chúa trong việc sống đạo và giáo dục đức tin cho con cái.

      Sau một lần đánh dẹp quân nổi loạn, quan quân kéo đến chùa Non Nước để tạ ơn trời phật, nhưng quan Bường không tham gia. Sự việc đến tai vua. Nhà vua tức giận hạ lệnh xử trảm. Nhưng vì có các đại thần can gián, nên vua truyền đánh 80 đòn, cất hết chức tước, bổng lộc, đuổi về làm thứ dân.

      Năm 1832, vua hạ lệnh bắt giam vào Trấn Thủ. Vị quan thị vệ Bường có công lao nhiều với triều đình, nên vua muốn cuộc xử trảm diễn ra âm thầm. Án được thi hành ngày 23/10/1833, tại pháp trường Thợ Đúc.

     

    11

    Thánh Gioan Baotixita TRẦN NGỌC CỎN

    (1805-1835) Lý Trưởng (Xử Trảm)

    Tử đạo ngày 8 tháng 11 (x. Tr 62)

    “Đạo tại tâm, quan lớn cưỡng bách mà lòng chúng tôi không thuận thì chẳng mắc tội gì”

     

    Thánh Gio-an Cỏn sinh năm 1805, tại làng Kẻ Báng, huyện Vũ Bản, tỉnh Nam Định. Dù thánh nhân sinh sống đạm bạc bằng nghề nông, nhưng gia đạo vẫn luôn thuận hòa êm ấm.

      Sau khi thành công trong vụ, kiện tên lý trưởng lạm quyền, cậy thế, chiếm đoạt tài sản của dân làng, uy tín ngài ngày càng tăng và được dân làng tín nhiệm bầu làm Lý Trưởng.

      Lý Trưởng Cỏn, tận tâm lo việc chung và nhiệt tâm phục vụ người giáo hữu. Ngài lặn lội lúc đêm mưa để tìm rước Linh Mục cho bệnh nhân hấp hối và thu xếp cho các giáo sĩ đến ẩn trốn trong làng và chăm sóc thuốc thang.

      Ngày 30/5/1840, ông bị bắt với tội danh chứa chấp đạo trưởng và giải về công đường Nam Định. Quan bắt ông liếm máu nơi vết thương của 3 Linh Mục cùng bị bắt và ông đã làm cách cung kính. Ngày 8/11/1840, Ngài bị xử trảm tại pháp trường.

     

    12

    Thánh An-rê TRẦN VĂN TRÔNG

    (1808-1835) Binh Lính (Xử Trảm)

    Tử đạo ngày 28 tháng 11 (x. Tr 260)

    Bà mẹ thật can đảm, dùng chính vạt áo dài của mình để bao bọc thủ cấp đẫm máu của người con yêu quí

      Thánh An-rê Trông sinh năm 1814 trong một gia đình công giáo ở Kim Long, Phú Xuân, Huế. Cha mất sớm, cậu là con trai duy nhất. Năm 20 tuổi, cậu Thông nhập ngũ và chuyên lo dệt lụa cho triều đình.

      Theo lệnh cấm đạo của vua Minh Mạng, những binh sĩ công giáo phải ra trình diện, 13 binh sĩ bị bắt và tống giam tại Trấn Thủ. Bị tra tấn nên 12 người đã bỏ cuộc, chỉ còn cậu Trông vẫn một lòng trung kiên, chấp nhận cái chết hơn phản bội Thiên Chúa.

      Ngày 28/11/1835, bản án xử trảm được thông báo tại chợ An hòa. Khi hay tin con mình bị đem xử tử, bà mẹ liền vội ra đón con ở đầu chợ, gặp con bà chỉ hỏi: Thời gian ở tù, con có nợ nần ai không, để mẹ biết, sẽ trả”. Nghe con nói không, nên bà tiếp tục đi sát bên con, bình tĩnh thêm lời khích lệ.

      Đến nơi, lý hình thi hành bản án. Bà mẹ đến xin nhận xác con, bà dùng vạt áo dài để bọc thủ cấp đẫm máu người con yêu quí.

     

    13

    Thánh Joseph MARCHAND – DU

    (1803-1835) Linh Mục (MEP)

    Tử đạo ngày 30 tháng 11 (x. Tr 64)

    Bá Đao

    “Tôi chỉ lo giảng Đạo,  cầu nguyện cùng Chúa và làm lễ thôi”

     

    Thánh Joseph Du sinh ngày 17/8/1803, trong một gia đình nghèo tại giáo phận Besancon, Pháp. Năm 1826, ngài gia nhập chủng viện Besancon; hai năm sau chuyển qua Hội Thừa Sai Paris và thụ phong linh Mục ngày 4/4/1829.

      Đến Nam Kỳ năm 1830, Cha được học tiếng Việt và lấy tên là DU và chăm sóc mục vụ cho các tín hữu ở Việt Nam và Phnom-pênh. Sau một thời gian, cha Du chuyển về phụ trách nhóm chủng sinh tại Lái Thiêu và 25 giáo họ, với khoảng 7000 tín hữu.

      Sau chiếu chỉ cấm đạo, cha Du nhất quyết ở lại và lẩn tránh ở miền lục tỉnh, giúp các họ Cái Nhum, Cái Mơn, Bãi San, Giồng Rùm, Mặc Bắc, Vĩnh Long.

      Năm 1835, cha bị bắt ở thành Gia Định, bị nhốt trong cũi và giải về Huế. Dù bị tra tấn nhiều lần bằng kìm sắt nung đỏ, cha nhất quyết không nhận tội giúp tướng Khôi nổi loạn. Cha bị xử bá đao ngày 30/11/1838.

     

    14

    Thánh Jean Charles CORNAY – TÂN

    (1809-1837) Linh Mục (MEP) (Lăng Trì)

    Tử đạo ngày 20 tháng 9 (x. Tr 214)

    “Tôi đã mừng rỡ  vì những lời tôi đã được nghe thấy.  Tôi sẽ được vào nhà Đức Chúa Trời”

     

    Thánh Jean Tân sinh ngày 28/2/1809, tại thánh Loudun, tỉnh Vienne, Pháp. Cha mẹ ngài là người giàu sang và có lòng đạo đức. Cậu Jean và tiểu chủng viện ở Montmorillon; sau đó vào Đại chủng viện của Hội Thừa Sai Paris.

      Sau khi chịu chức phó tế, Thầy được sai đi truyền giáo tại Tứ Xuyên, Trung Hoa, nhưng không đến được, nên đến Việt Nam và sau đó chịu chức Linh Mục và lấy tên là Tân.

      Cha Tân là người hiền lành, thật thà, khiêm nhường, chẳng làm mất lòng người nào, ai ai cũng quí, cũng phục.

      Cha bị bắt tại làng Bầu Nọ, vì bị vu oan thông gian với giặc Pháp.

     Ngày 20 tháng 9 năm 1837, Cha Tân bị điệu ra pháp trường Năm Mẫu, với án xử lăng trì, nghĩa là chặt đầu, chân và tay. Về sau thân thể ngài được hợp lại với nhau và được chôn tại dòng Mến Thánh Giá Chiếu Ứng.

     

    15

    Thánh Phanxicô Xa-vi-ê NGUYỄN CẦN

    (1803-1837) Thầy Giảng

    Tử đạo ngày 20 tháng 11 (x. Tr 56)

    Xử Giảo

    “Trung thần vô tư nhị tâm:  người tôi trung  không có hai lòng”

     

    Thánh Phan-xi-cô Cần sinh năm 1803, tại làng Sơn Miêng, huyện Phú Xuyên, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông. Cha mẹ ngài là thường dân, có lòng đạo đức. Ông bà sinh được 5 người con, Ngài là con thứ hai.

      Từ nhỏ Cậu muốn dâng mình cho Chúa, nhưng mẹ ngài không cho. Ngài nói: “Nếu mẹ chẳng cho ở với cha xứ đây, con sẽ trốn mà đi ở với cha xứ nơi khác”. Nghe vậy, mẹ ngài đành để cho ngài vào ở với Cha Nghi, chánh xứ Sơn Miêng.

      Cậu được vào chủng viện và trở thành Thầy Giảng. Ngài được cử đi giúp các Giám Mục và Linh Mục Tây Đàng Ngoài.

      Ngày 5/3/1836, ngài bị bắt và bị giải lên huyện Thanh Oai. Ở đây Thầy bị tra tấn ba lần, cứ ba ngày một lần.

      Ngày 20.11/1837, các quan thấy chẳng khuyên bảo được nên đem ngài đi hành quyết. Quan giám sát ra lệnh, lính hai bên kéo dây thắt cổ Ngài. Khi ngài chết, lính đốt chân thử xem ngài đã chết thật chưa.

     

    16

    Thánh Phan-xi-cô ĐỖ VĂN CHIỂU

    (1797-1838) Thầy Giảng

    Tử đạo ngày 26 tháng 6 (x. Tr 60)

    Xử Trảm

    “Anh chị em về đi đừng khóc nữa, Thầy trò chúng tôi hôm nay về QUÊ THẬT mà”

     

    Thánh Phan-xi-cô Chiểu sinh năm 1797, tại làng Trung Lễ, giáo xứ Liên Thủy, tỉnh Nam Định. Sau bốn năm học thần học, Thầy được chọn làm Thầy Giảng và xin gia nhập dòng Đa Minh.

      Thầy cộng tác đắc lực với Đức Cha Henares Minh để dạy giáo lý và phục vụ giáo dân.

      Ngày 9/6/1838, ngài bị bắt cùng với Đức Cha Minh tại Xương Điền và bị áp giải về công đường Nam Định.

      Sau những lời vỗ về, dụ dỗ, mua chuộc, vẫn không thuyết phục được thấy Chiểu, quan án sai lính trói chân tay vào cọc đánh 30 roi tả tơi, rồi xiềng chân tay và tống giam vào ngục.

      Ngày 26/6/1838, Ngài bị điệu ra pháp trường Bảy Mẫu, xử trảm cùng với Đức Cha Minh. Giáo dân đã an táng ngài ngay tại pháp trường. Sau thờ kỳ cấm đạo, thi hài của Ngài được rước về nhà thờ giáo xứ Trung Lễ.

     

    17

    Thánh Đa minh HENARES MINH

    (1765-1838) Giám Mục (OP) (Xử Trảm)

    Tử đạo ngày 26 tháng 6 (x. Tr 166)

    “Nhà quan có đang tâm để cho một người con đạp lên xác cha mẹ mình không? Vậy mà quan dụ dỗ tôi đạp lên Thánh Giá”

     

    Thánh Domingo Minh chào đời ngày 19/12/1765, tại làng Baena, giáo phận Cordoba, Tây Ban Nha, trong một gia đình giàu sang, nhưng cậu được thân mẫu đạo đức giáo dục, biết thương người nghèo, không để tiền tài chi phối.

      Năm 16 tuổi ngài xin gia nhập dòng Đa Minh và nhận áo dòng ngày 30/8/1783. Sau đó Ngài học thần học và thụ phong Linh Mục ngày 20/9/1789.

      Ngày 29/10/1790, Ngài đặt chân đến Bắc Hà, học tiếng Việt và nhận tên Việt là Minh. Ngài được chỉ định làm giám đốc chủng viện Tiên Chu, kiêm cha chính địa phận.

      Ngày 9/9/1800, được bổ nhiệm là Giám Mục phó và lễ tấn phong ngày 9/1/1803, tại xứ Phú Nhai.

      Ngày 11/6/1838, ngài bị bắt và bị áp giải lên công đường Nam Định. Ngày 26/6/1838, Đức Cha Minh bị điệu ra pháp trường. Ngài bước ra khỏi cũi, kêu ba lần tên cực thánh Giê-su và nghiêng đầu cho lý hình xử trảm.

     

    18

    Thánh Vinh Sơn ĐỖ YẾN

    (1764-1838) Linh Mục (OP) (Xử Trảm)

    Tử đạo ngày 30 tháng 6 (x. Tr 314)

    “Tôi là Thầy Cả, chuyên giảng đạo và tế lễ Thiên Chúa. Tôi sẵn sàng chết vì lẽ đó, chứ không nói dối để được sống”

     

    Thánh Vinh Sơn Yến sinh năm 1764, tại Trà Lũ, xứ Phú Nhai, tỉnh Nam Định. Năm 1798, ngài chịu chức Linh Mục.

      Ngày 22/7/1807, cha lãnh áo dòng Đa Minh. Nhiệt tâm với sứ vụ, Cha không quản mệt nhọc, hiểm nguy; luôn vui tươi, khôn ngoan, bình tĩnh và dịu hiền. Cha từng đảm trách xứ Kẻ Mốt, trước khi về Kẻ Sặt (Hải Dương).

      Năm 1838, chiếu chỉ cấm đạo của vua Minh Mạng được thi hành triệt để. Cha xứ Kẻ Sặt đau lòng chứng kiến cảnh giáo dân bị cưỡng ép hạ nhà thờ, do công sức vất vả xây dựng nên. Vì thương đoàn chiên nên cha ở lại với họ, nay nhà này mai nhà khác. Ban đêm lo cử hành phụng vụ; ban ngày đi thăm giáo dân.

      Cha bị bắt tại họ Lực Điền (Hưng Yên) và bị giải về Hải Dương. Ngày 30/6/1838, quan tuần phủ thi hành xử trảm tại pháp trường. Quan tặng một tấm vải để khâm niệm và truyền khâu đầu vị tử đạo vào cổ.

     

    19

    Thánh Giu-se NGUYỄN ĐÌNH UYỂN

    (1775-1838) Thầy Giảng

    Tử đạo ngày 4 tháng 7 (x. Tr 288)

    Chết trong tù

    “Thưa quan lớn, tôi phải được chém chết mới mong được sống lại” 

     

    Thánh Giu-se Uyển sinh năm 1775, tại làng Ninh Cường, tỉnh Nam Định. Thầy sống đạo đức nhiệm nhặt; gia nhập Nhà Đức Chúa Trời; được cha Nhân chăm sóc, được khấn và mặc áo dòng Ba thánh Đa Minh.

      Thầy Uyển được bổ nhiệm làm trợ tá đắc lực cho Đức Cha Henares Minh, thuộc giáo phận Đông Đàng Ngoài và được ủy nhiệm chính thức làm mục vụ nhiều năm ở xứ Tiên Chu.

      Thầy bị bắt ngày 29/5/1838. Tại công đường, quan ra lệnh cho 4 tên lính cầm gông, khiêng Thầy bước qua Thánh Giá, nhưng Thầy co chân lên để khỏi chạm vào Ảnh. Thấy thế, tên lính dùng gậy đánh vào hai chân, trong giây phút đau đớn, Thầy tha thiết xin Chúa và Đức Mẹ giúp sức.

      Thầy bị lên án trảm quyết. Hay tin Thầy mừng rỡ đón chờ ngày hồng phúc, nhưng ngày 4/7/1838, Thầy đã chết rũ tù vì bệnh, tuổi già và đói.

     

    20

    Thánh Ignatio DELGADO- Y

    (1762-1838) Giám Mục (OP)

    Ngày tử đạo 12 tháng 7 (x. Tr 310)

    Xử Trảm

    “Các ngài chưa biết về Đạo Chúa Giê-su. Nếu biết, hẳn các ngài sẽ theo Đạo”

     

    Thánh Delgado Y sinh ngày 23/11/1762 tại làng Villafeliche, tỉnh Saragozza, miền Aragon, Tây Ban Nha. Ngài gia nhập dòng Đa Minh và tuyên khấn năm 1781. Ngài thụ phong Linh Mục năm 1787, tại Manila. Năm 1790, Ngài đến Việt Nam.

      Ngài được cử coi sóc chủng viện hai năm; làm cha chính địa phận, kiêm giám tỉnh hai năm. Sau đó được bổ nhiệm làm Giám Mục phó ngày 11/2/1794 và được tấn phong vào tháng 9 năm 1795.

      Năm 1838, Ngài bị bắt và giam trong cũi với chấn song phủ kín tứ phía, chỉ chừa một lỗ nhỏ bên trên để đưa cơm nước. Kể sao cho xiết những khốn cực Đức Cha phải chịu suốt 43 ngày đêm trong cũi. Cũi của ngài được đặt ở ngoài thành, khiến Đức Cha ban ngày thì nhễ nhại mồ hôi, dưới sức nóng mặt trời; ban đêm thì lạnh cóng vì sương gió. Bản án chưa về đến nơi thì Ngài đã từ trần ngày 12/7/1838. Dầu vậy, Ngài vẫn bị mang ra pháp trường Bảy Mẫu chém đầu.

    21

    Thánh Phê-rô NGUYỄN BÁ TUẦN

    (1766-1838) Linh Mục (Chết trong tù)

    Tử đạo ngày 15 tháng 7 (x. Tr 268)

    “Quả thực tôi ốm yếu già nua, nhưng Thiên Chúa sẽ cho tôi sức mạnh để đón nhận mọi cực hình và cả cái chết vì Ngài”

     

    Thánh Phê-rô Tuần chào đời năm 1766, tại làng Ngọc Đồng, tỉnh Hưng Yên. Ngài là người hiền lành, đạo đức, chăm chỉ học tập, dâng mình vào nhà Chúa từ thuở nhỏ.

      Lớn lên, Ngài được gửi vào chủng viện và chịu chức Linh Mục năm 1807.

      Năm 1838, vua Minh Mạng cấm đạo gay gắt, khi đó cha Tuần đang coi xứ Lác Môn, tỉnh Nam Định. Nghe tin làng Quần Liêu sợ bị vạ lây, không chấp nhận cha chính Fernandez Hiền về chữa bệnh tại đây, cha Tuần đến can thiệp và ở lại để dâng làng yên tâm giúp đỡ cha chính Hiền.

      Sau vài ngày hai cha trốn lên Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Sau đó cha xứ Kim Sơn nhờ Bát Biên, một người thọ nhiều ân nghĩa với mình giúp đỡ hai cha. Nhưng Bát Biên trở mặt nộp hai cha cho quan. Hai cha bị tống ngục. Cha Tuần đã 72 tuổi, vẫn phải bị đánh đòn dã man và bị kết án tử hình. Nhưng trước khi bản án tới thì ngày 15/7/1838, Cha Tuần đã hoàn tất cuộc đời.

     

    22

     

    Thánh José FERNANDEZ - HIỀN

    (1775-1838) Linh Mục (OP) (Xử Trảm)

    Tử đạo ngày 24 tháng 7 (x. Tr 112)

    “Tôi đến đây không phải để phục vụ vua chúa trần gian mà chỉ để rao giảng Đạo  Đức Chúa Trời thôi”

     

    Thánh Fernamdez Hiền sinh ngày 3/12/1775, trong một gia đình nhỏ thuộc giáo phận Avila, Tây Ban Nha. Gia đình đã dưỡng dục ngài trong môi trường đạo đức Ki-tô giáo.

      Ngài gia nhập dòng Đa Minh và khấn lần đầu ở tuổi 27, sau đó ngài học thần học và chịu chức Linh Mục.

      Ngày 18/2/1806, cha đến Đà Nẵng, học tiếng Việt và lấy tên Việt là Hiền. Cha ưu tiên công việc truyền giáo cho lương dân và đạt nhiều hoa trái. Sau đó ngài được sai đi phục vụ xứ Kiên Lao. Cha còn được giao làm giám đốc Đại chủng viện và bề trên tiểu chủng viện Ninh Cường.

      Cuối năm 1837, cha Hiền bị quan quân triều đình truy bắt, bản thân cha lại mang bệnh nên ngài hết sức vất vả, nên bị bắt.

    Trưa ngày 24/7/1838, cha Hiền đọc lại lời tận hiến cho Chúa và cảm tạ hồng ân Chúa ban trong suốt 32 năm miệt mài truyền giáo trên miền đất Bắc Kỳ, rồi chịu trảm quyết.

     

    23

    Thánh Đa Minh NGUYỄN VĂN HẠNH

    (1772-1838) Linh Mục (OP) (Xử Trảm)

    Tử đạo ngày 1 tháng 8 (x. Tr 108)

    “Thập tự đối vói chúng tôi là tượng trưng cho ơn cứu độ, nên không ai được chà đạp, vì đó là trọng tội”

      

    Thánh Đa Minh Hạnh sinh năm 1772 tại làng Năng A, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nề nếp, đạo đức. Nhờ gương sáng truyền giáo của các thầy dòng Đa Minh, Cậu đến xin Đức Cha Delgado Y cho vào sống trong Nhà Đức Chúa Trời. Đức Cha chấp thuận và giao cậu cho cha Liêm chăm sóc, dạy dỗ và gởi vào chủng viện.

      Sau khi thụ phong Linh Mục, cha Hạnh xin gia nhập và khấn trọn trong dòng Đa Minh ngày 22/8/1826 khi đã 54 tuổi.

      Khi cuộc bách đạo diễn ra, cha Hạnh đang coi sóc mục vụ cách âm thầm tại làng Quần Anh Hạ. Khi tình hình căng thẳng, cha muốn chuyển qua làng Trung Thành. Hai người làng Quần Anh hứa đưa cha đến nơi an toàn, nhưng chính họ lại đi nộp ngài cho quan. Ngày 7/5/1838, cha bị bắt và bị giải về Nam Định.

      Ngày 28/6/1838, bản án trảm quyết được châu phê và sáng ngày 1/8/1838, cha Hạnh chịu xử trảm tại pháp trường Bảy Mẫu.

     

    24

    Bài viết khác liên quan

    Phục vụ lời Chúa

    Sun
    Mon
    Tue
    Wed
    Thu
    Fri
    Sat
    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    Kết nối facebook