Dẫn lễ

DẪN LỄ - PHỤNG VỤ TUẦN THÁNH

  • Thứ bảy, 15:41 Ngày 08/04/2017 .
  • PHỤNG VỤ TUẦN THÁNH

    CHÚA NHẬT LỄ LÁ

     

    Ý NGHĨA

    Hôm nay khai mạc Tuần Thánh,chúng ta bước vào tuần lễ cử hành mầu nhiệm Vượt qua:Cử hành cuộc khổ nạn và Phục Sinh của Chúa,khởi đầu với Chúa nhật Lễ Lá. Nghi lễ hôm nay gồm hai phần:

    • Phần I: Làm phép và Kiệu lá.
    • Phần II: Tưởng niệm cuộc Thương khó Chúa.

     

    PHẦN I: LÀM PHÉP VÀ KIỆU LÁ

    Giáo Hội cử hành việc Chúa khải hoàn vào thành Giêrusalem .

              Làm phép lá,công bố Tin Mừng và Kiệu lá:Nêu cao Vương quyền của Chúa Giêsu ,đồng thời giúp chúng ta sống lại cảnh tượng Chúa vào thành Giêrusalem cách long trọng với tư cách là Đấng Cứu Thế, con vua Đavit, giữa những tiếng hoan hô của dân Do Thái.

              Hợp với dân chúng hân hoan đón Chúa vào thành Giêrusalem, chúng ta tuyên xưng và tung hô Chúa Giêsu Kitô là Cứu Chúa của chúng ta. Ngài là Vua các Vua, Chúa các Chúa,là Vua vũ trụ, Vua tâm hồn mọi người.

              Hôm nay chúng ta cùng chiêm ngưỡng Đức Giêsu Con Thiên Chúa, Đấng cứu độ nhân loại, khải hoàn vào thành Giêrusalem. Chúng ta hãy đem cả niềm tin mà hăng hái bước theo Người.

              (Lễ 7g30 và 17g30)       

    Trong ý nghĩa đó, giờ đây kính mời cộng đoàn  hướng về tiền đường nhà thờ chính, hiệp thông với cha chủ tế trong nghi thức làm phép lá, cùng với ngài tiến bước và cất cao tiếng hát tung hô Thiên Chúa vì Người đã dùng mầu nhiệm thương khó Tử nạn và Phục sinh để mang lại ơn cứu độ chúng ta.

    (xin cộng đoàn đưa cao lá để làm phép)

              (Các lễ khác)

              Trong ý nghĩa đó, giờ đây kính mời cộng đoàn  đứng, hướng về tiền đường nhà thờ, hiệp thông với cha chủ tế trong nghi thức làm phép lá, cùng với ngài tiến bước và cất cao lời ca tung hô Thiên Chúa vì Người đã dùng mầu nhiệm thương khó  Tử nạn và Phục sinh để mang lại ơn cứu độ chúng ta.

              (xin cộng đoàn đưa cao lá để làm phép)

     

    PHẦN II:TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CHÚA

    (xin cộng đoàn cất lá)

              Trong phần này Giáo Hội cử hành cuộc khổ nạn và Phục sinh của Đức Kitô. Chúng ta đừng quên rằng: chết và sống lại là hai mặt của cùng một mầu nhiệm: Mầu nhiệm Ngôi Hai Cứu chuộc loài người.Chúng ta sẽ cùng nhau suy niệm cuộc thương khó Chúa qua các bài sách thánh.

    Khởi đầu với phần phụng vụ Lời Chúa.

    (Lời nguyện nhập lễ của Linh mục chủ tế)

     

    Bài Đọc I (Is 50,4-7)

    Ngôn sứ Isaia mô tả người tôi tớ đau khổ của Thiên Chúa: “Tôi đã đưa lưng cho kẻ đánh tôi, đưa má cho kẻ giật râu”, tuy bị nhục mạ nhưng Ngài vẫn nhẫn nại và can đảm chấp nhận. Đó chính là hình ảnh Đức Giêsu, Chiên gánh tội trần gian.

    Bài Đọc II:(Pl 2,6-11)

    Mầu nhiệm cứu độ được thể hiện nơi Đức Giêsu Kitô ,Đấng tự hạ mình vâng phục Thiên Chúa cho đến chết trên thập giá. Bất cứ ai muốn hiệp thông trong ơn cứu độ cũng phải đi qua con đường khiêm hạ và từ bỏ này.

     

    DẪN VÀO PHỤNG VỤ TAM NHẬT THÁNH.

     

    THỨ NĂM TUẦN THÁNH.

     

              Dẫn nhập: Kính thưa cộng đoàn.

              Tam nhật Vượt qua là chóp đỉnh của năm phụng vụ: Hội Thánh qua muôn thế hệ đã cử hành Tam nhật này cách đặc biệt với lòng tôn kính mến yêu.

              Bắt đầu từ Thánh lễ chiều thứ năm, chúng ta họp nhau để tưởng niệm biến cố Chúa lập phép Thánh Thể, chức Linh mục và lệnh truyền phải yêu thương nhau. Nếu mỗi Thánh lễ hiện tại hóa hy tế trên đồi Canvê , thì  Thánh lễ chiều nay là một gợi nhớ cao độ

              Ý NGHĨA: Trong Thánh lễ này, Hội Thánh:

    • Cử hành Bữa tiệc ly của Chúa. Trong bữa tiệc này, Đức Giêsu đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ để dạy bài học khiêm nhường và bác ái. Cũng chính trong bữa tiệc này mà Giuđa, tên phản thầy bị lột mặt nạ
    • Cử hành việc Đức Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể và thừa tác vụ Linh Mục.

    Ý tưởng chính yếu của thứ năm Tuần Thánh là “Giờ của Chúa Giêsu” đã điểm ,giờ phút quyết liệt của vũ trụ đã đến, giờ giao tranh giữa sự thiện và sự ác,nhưng cuối cùng tình yêu sẽ toàn thắng , Giờ Thiên Chúa tôn vinh Đức Giêsu, Giờ Đức Giêsu được vinh hiển.

    Tham dự Thánh lễ hôm nay,mỗi người chúng ta hãy mặc lấy tâm tình của Chúa Giêsu là bác ái và khiêm hạ để sống đời sống kitô hữu của mình. Hơn nữa,để biểu lộ lòng biết ơn sâu xa với Chúa Giêsu,vì món quà tặng cao quý là chính Mình và Máu Người, chúng ta cùng đến thờ lạy Chúa trong Bí tích Thánh Thể.

    Giờ đây ,mời cộng đoàn đứng hướng về tiền đường nhà thờ đón Cha Chủ tế và đoàn rước, chúng ta sốt sắng tham dự Bữa tiệc ly của Chúa.

    (Hát ca nhập lễ- kinh vinh danh rung chuông)

     

    PHỤNG VỤ LỜI CHÚA:

    Bài Đọc I: (Xh12,1-8,11-14)

    Sách xuất hành đưa ra những chỉ thị của Thiên Chúa về bữa tiệc Vượt qua.Trong bữa tiệc này, các gia đình Do Thái ăn thịt con chiên không tỳ ố ,tiêu biểu Đấng Cứu Thế,Con Chiên tinh tuyền. Nhờ máu chiên bôi trên thành cửa,mà các con đầu lòng Do Thái khỏi bị giết,thì nhờ Máu Chúa Ki tô đổ ra trên Thập Giá,mà nhân loại được cứu độ.

             

    Bài Đọc II:(1Cr11,23-26)

    Thánh Phaolo tường thuật việc Chúa Kitô lập Bí Tích Thánh Thể và cho biết rằng: khi chúng ta ăn Mình và uống Máu Thánh Chúa, là chúng ta loan truyền việc Chúa chịu chết cho tới khi Người trở lại trần gian ngày tận thế.

     

              Bài Tin Mừng: (Ga 13,1-15)

     

    NGHI THỨC RỬA CHÂN:

              Trước khi cử hành Bí tích tình yêu , Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Rửa chân là việc làm của nô lệ. Chỉ có những nô lệ,đầy tớ mới rửa chân cho ông chủ.vậy mà Chúa Giêsu lại rửa chân cho các môn đệ. Đây thật là nét dũng cảm của Tin Mừng ,như lời Chúa Giêsu đã cắt nghĩa: “Các con có hiểu việc Thầy làm cho các con không? Thầy là Chúa, là Thầy mà rửa chân cho các con, Thầy làm gương để các con cũng biết rửa chân cho nhau”.

              Cung cách của Chúa Giêsu là như thế: tự hủy ra không,tự hạ tột bậc. Sự khiêm hạ đó là một nét độc đáo của tình yêu Kitô giáo ,tình yêu có một không hai, khác hẳn những tình yêu luôn tìm cách chiếm hữu. Tình yêu của Tin Mừng đòi phải rửa chân cho anh chị em mình. Khi chúng ta hòa giải ,tha thứ và phục vụ nhau là chúng ta đã thanh tẩy cho nhau.

    (không đọc kinh tin kính,Thánh lễ tiếp tục)

    -Lời Nguyện Tín Hữu.

     

    PHỤNG VỤ THÁNH THỂ (như thường lệ)

    (Sau kinh nguyện Hiệp lễ (không ban phép lành) ,Rước Mình Thánh Chúa về nhà tạm)

             

    THỨ SÁU TUẦN THÁNH.

    Dẫn nhập: Kính thưa cộng đoàn

    Ý NGHĨA:

    Hôm nay, Hội Thánh tưởng niệm và sống mầu nhiệm cứu độ của Chúa Giêsu :Ngài bước qua sự chết, để đi vào sự sống, qua thập giá để đến vinh quang.

    Thánh giá là trung tâm điểm của ngày lễ hôm nay, phụng vụ hôm nay quy hướng về Thánh giá. Giáo Hội kêu gọi các tín hữu đến dưới chân Thánh giá, để chiêm ngưỡng tình yêu Thiên Chúa đã trở nên điên dại vì chúng ta.

    Thập giá trở nên biểu tượng của vinh quang. Trong khi người Do Thái đòi những điềm thiêng dấu lạ,người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan. thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh trên thập giá, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ, nhưng sự điên rồ của Thiên Chúa còn hơn sự khôn ngoan của loài người, và sự yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn sự mạnh mẽ của loài người.

    Cử hành phụng vụ hôm nay gồm 4 phần.

    • Phần 1: Phụng vụ Lời Chúa.
    • Phần 2: Lời nguyện chung.
    • Phần 3: Thờ lạy Thánh giá.
    • Phần 4: Hiệp lễ.

    Giờ đây chúng ta bước vào cử hành cuộc khổ nạn của Chúa (mời cộng đoàn đứng).

     

    PHẦN I: PHỤNG VỤ LỜI CHÚA.

              Bài Đọc I: (Is 52,13-53,12)

              Qua cuộc thương khó, Đức Kitô dạy chúng ta biết cách đón nhận đau khổ và chỉ cho ta cách thắng vượt. Người làm cho chúng ta hiểu rằng: Thánh giá có thể và phải trở nên con đường đưa chúng ta đến sự sống và tình yêu.

              Bài Đọc II:(Dt4,14-16; 5,7-9)

              Đức Giêsu cũng là người như chúng ta. Do đó trước đau khổ và cái chết, Ngài cũng cảm thấy khắc khoải, xao xuyến.Dẫu rằng bị xâu xé trong tâm hồn và thể xác, Chúa Kitô đã vâng phục chấp nhận thánh ý Chúa Cha. Vì thế Ngài đã đem lại ơn cứu độ cho mọi người.

     

              BÀI THƯƠNG KHÓ

    (Sau bài thương khó, Cha sẽ giảng ít lời sau đó tiến về Bàn thờ).    

    PHẦN 2: LỜI NGUYỆN PHỔ QUÁT

      (Khi Cha đang tiến về Bàn thờ, mời cộng đoàn đứng)
    Linh Mục: Nhờ vâng phục và cái chết trên thập giá, Đức Giêsu đã giao hòa nhân loại với Thiên Chúa Cha. Dựa vào công nghiệp và lời cầu bầu do hiến tế của Người, chúng ta dâng lên Thiên Chúa lời nguyện xin cho mọi thành phần nhân loại.

    1. Cầu cho Hội Thánh:( Thầy Sáu)

    Anh chị em thân mến Chúng ta hãy cầu nguyện cho Hội Thánh Chúa. Xin cho Hội Thánh được hiệp nhất và bình an, được Chúa bảo toàn ở khắp nơi trên hoàn cầu. Xin Chúa cũng ban cho ta được an cư lạc nghiệp hầu tôn vinh Người là Cha toàn năng.

    (Thinh lặng giây lát, Cha chủ sự sẽ đọc lời nguyện).
     

    1. Cầu cho ĐứcThánh Cha.

    Chúng ta hãy cầu xin cho Đức Thánh Cha Phanxicô, chính Chúa đã chọn người giữa hàng Giám mục, thì xin Chúa cũng ban cho người luôn an khang để lãnh đạo toàn thể Dân thánh.    (Thinh lặng giây lát, Cha chủ sự sẽ đọc lời nguyện).
     

    1. Cầu cho hàng Giáo sĩ và giáo dân .

    Chúng ta hãy cầu nguyện cho Đức Tổng Giám mục Phaolô, của Giáo phận chúng ta, cho hàng Giám mục, Linh mục, Phó tế cũng như mọi người phục vụ Dân thánh, và cho toàn thể cộng đồng tín hữu khắp địa cầu.

    (Thinh lặng giây lát, Cha chủ sự sẽ đọc lời nguyện).
     

    1. Cầu cho dự tòng:

    Chúng ta hãy cầu cho anh chị em dự tòng. Xin Chúa thương soi sáng tâm hồn họ, để họ được hiểu biết Chúa hơn. Xin Người mở lượng từ bi, ban cho họ ơn tái sinh nhờ Bí tích Thánh tẩy, để họ được tha thứ tội lỗi và trở thành chi thể của Chúa Kitô.

    (Thinh lặng giây lát, Cha chủ sự sẽ đọc lời nguyện).
     

    1. Cầu cho mọi tín hữu được hiệp nhất

    Chúng ta hãy cầu cho mọi anh chị em cùng tin vào Đức Kitô và đang cố gắng sống theo sự thật, xin Chúa thương quy tụ và gìn giữ tất cả trong Hội thánh duy nhất của Người.   (Thinh lặng giây lát, Cha chủ sự sẽ đọc lời nguyện).
     

    1. Cầu cho người Do thái

    Chúng ta hãy cầu cho người Do thái. Cha ông họ là những người đầu tiên đã được nghe Lời Chúa phán dạy.Giờ đây xin Chúa làm cho họ ngày càng yêu mến Danh thánh Chúa, và trung thành với Giao ước của Người. (Thinh lặng giây lát, Cha chủ sẽ đọc lời nguyện).
     

    1. Cầu cho người ngoài Kitô giáo:

    Chúng ta hãy cầu cho những người ngoài Kitô giáo. Xin Chúa Thánh Thần soi sáng  dẫn đưa họ vào đường Cứu độ.    (Thinh lặng giây lát, Cha chủ sự sẽ đọc lời nguyện).
     

    1. Cầu cho người vô thần

    Chúng ta hãy cầu cho những người không nhận biết Thiên Chúa, nhưng vẫn sống theo lương tâm ngay thẳng; xin cho họ một ngày kia được gặp thấy Người.

    (Thinh lặng giây lát, Cha chủ sự sẽ đọc lời nguyện).
     

    1. Cầu cho những nhà lãnh đạo Quốc gia:

    Chúng ta hãy cầu cho những nhà lãnh đạo Quốc gia. Xin Chúa thương soi trí mở lòng, để họ biết hành động theo Thánh ý mà tận tình lo cho dân nước được an cư lạc nghiệp và vui hưởng tự do. (Thinh lặng giây lát, Cha chủ sự đọc lời nguyện).
     

    1. Cầu cho những người đau khổ

    Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa là Cha toàn năng, dủ lòng thương giải thoát thế giới khỏi mọi sai lầm, khử trừ muôn bệnh tật, xua đuổi cơn đói kém, mở cửa ngục tù, bẻ tan xiềng xích, gìn giữ lữ khách được bình an, đưa kẻ tha hương về xứ sở, chữa lành các bệnh nhân, ban ơn cứu độ cho người đang hấp hối.

    (Thinh lặng giây lát, Cha chủ sự sẽ đọc lời nguyện).

     

    PHẦN 3: THỜ LẠY THÁNH GIÁ

              Kính thưa cộng đoàn , giờ đây là lễ nghi Thờ Lạy Thánh Giá. Hôm nay khi thờ lạy Thánh giá Chúa, chúng ta tưởng nghĩ: Xưa kia Thập Giá là hình khổ ,là sỉ nhục – Nay trở thành đối tượng vinh dự và hạnh phúc của ta. Xưa là hình bóng của sự chết – Nay là nguyên lý giải thoát và cứu rỗi.

              Vì thế việc thờ lạy Thánh giá là một hành vi của đức tin,phải có đức tin mới dám tỏ bày lòng tôn kính một dụng cụ cực hình nhục nhã và khủng khiếp như vậy. Khi thờ lạy và hôn kính Thánh giá, chúng ta tưởng nhớ đến những khốn khổ và nhục mạ Chúa đã tự nguyện đón nhận vì yêu thương chúng ta, vừa tỏ lòng thán phục và cảm tạ những hồng ân Chúa ban cho chúng ta nhờ cây Thánh giá.

              Chúng ta cùng suy tôn Thánh giá. Cha chủ tế sẽ nâng Thánh giá 3 lần và tuyên bố: Đây là gỗ Thánh giá, nơi treo Đấng cứu độ trần gian.

    Cộng đoàn đáp: Chúng ta hãy đến thờ lạy (xin cộng đoàn cúi sâu)

     

    PHẦN 4: HIỆP LỄ

              Kính thưa cộng đoàn ,chúng ta vừa cùng nhau tham dự nghi lễ tôn thờ Thánh giá Chúa Kitô .Giờ đây,Giáo hội mời gọi chúng ta sốt sắng Hiệp lễ, để qua đó chúng ta được tham dự trọn vẹn vào hy tế cứu độ của Chúa Kitô.

     

    THỨ BẢY TUẦN THÁNH

              Ý NGHĨA:

              Kính thưa cộng đoàn: Đêm nay là đêm cực Thánh, đêm Chúa Kitô ra khỏi mồ vượt qua sự chết đi vào sự sống.

              Trong đêm nay Hội Thánh cử hành biến cố phục sinh của Chúa Kitô – Ngài đã toàn thắng tội lỗi và sự chết. Hội Thánh canh thức như tân nương đón chờ tân lang, do đó phải sắp sẵn, phải thắt lưng và cầm đèn cháy sáng để được đưa vào dự Tiệc Hằng Sống.

              Cử hành phụng vụ đêm Vọng Phục sinh gồm 4 phần.

              Phần thứ 1 :cử hành sự sống lại của Chúa gồm:

              - Làm phép lửa và chuẩn bị nến Phục sinh

              - Kiệu nến Phục sinh và công bố Tin Mừng Phục sinh

              Phần thứ 2: Phụng vụ Lời Chúa

              Phần thứ 3: Phụng vụ Thánh Tẩy

              Phần thứ 4: Phụng vụ Thánh Thể

     

    PHẦN I: LÀM PHÉP LỬA VÀ THẮP NẾN PHỤC SINH

              Mở đầu đêm Thánh này là nghi thức làm phép lửa và chuẩn bị nến Phục sinh.

              Thánh đường chìm ngập trong bóng tối tượng trưng cho tình trạng nhân loại chìm ngập trong tăm tối của tội lỗi và sự chết. Chúa Ki tô Phục sinh đem ánh sáng và niềm vui cho nhân loại. Giờ đây trong tâm tình hân hoan cảm tạ,chúng ta cùng bước vào phần thứ 1 của buổi canh thức. Mời cộng đoàn hướng về tiền đường nhà thờ.

    1-    Cha chủ tế làm phép lửa: Lửa tượng trưng Chúa Kitô ánh sáng thế gian.

    2-    Cha chủ tế làm phép nến Phục sinh

    Nến Phục sinh tượng trưng cho Chúa Ki tô Phục sinh. Khi làm phép nến Hội Thánh kêu xin ánh sáng Chúa Kitô chiếu dọi đến đâu thì quyền năng của Ngài đánh tan những mưu độc của ma quỷ đến đó.

    3-    Thắp và kiệu nến Phục sinh: Cha chủ tế lấy lửa mới thắp nến Phục sinh.

    Chúng ta hãy bước đi dưới ánh sáng công chính của Đức Kitô Phục sinh. Ánh sáng sẽ dẫn đưa chúng ta về đất hứa chính là Chúa Kitô.

    4-    Công bố Tin Mừng Phuc sinh.

    (mời cộng đoàn giơ cao nến)

    Lời công bố Tin Mừng Phục sinh là một trường ca phụng vụ tuyệt đẹp,nói lên niềm vui ơn cứu độ. Đây chính là niềm hân hoan trào dâng vô tân của những con người được Thiên Chúa yêu thương cứu độ. Chúng ta hợp với các Thần thánh trên trời , toàn thể vũ trụ và cả nhân loại để ca tụng Thiên Chúa.

    (sau khi hát Exsultet) Mời cộng đoàn tắt nến.

     

    PHẦN II: PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

    Đêm Vọng Phục sinh là mẹ các đêm vọng. Dưới ánh sáng Chúa Kitô Phục sinh, chúng ta cùng nhau ôn lại những biến cố căn bản của lịch sử cứu độ. Gợi lên hình ảnh sáng tạo mới, đời sống mới, cuộc giải thoát mới, lề luật mới và mở ra một kỷ nguyên mới.

              (Cha chủ sự đọc lời nguyện) Mời cộng đoàn ngồi.

    Bài đọc I: St 1,1-2,2

    Được trích từ hai chương đầu tiên của sách Sáng thế, nói đến việc Thiên Chúa tạo dựng  trời đất muôn vật.  là công trình sáng tạo cũ, loan báo công trình Sáng tạo mới qua biến cố Phục sinh của Chúa Giêsu Kitô.

    (sau bài đọc hát đáp ca)

    Mời cộng đoàn đứng.

    (Cha chủ sự đọc lời nguyện)

    Mời cộng đoàn ngồi

    Bài đọc II : Xh 14,15-15,1

    Sách xuất hành thuật lại cho chúng ta việc Thiên Chúa dẫn  đưa Israel vượt qua biển đỏ ,thoát ách nô lệ Ai cập. Đây  là hình ảnh báo trước Bí Tích Thánh Tẩy: nhờ Bí Tích này chúng ta được giải thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi và ma quỷ để sống đời tự do của con cái Thiên Chúa.

    Bài đọc III : Is 55,1-11

    Ngôn sứ Isaia loan báo một thời kì thịnh đạt mà Israel sẽ được vui hưởng, thời kì mà Chúa sẽ kí kết một giao ước vĩnh cửu với những hồng ân mà Chúa đã hứa với Đavit. Và điều này sẽ được thực hiện nơi Chúa Cứu Thế.

    Bài đọc IV : Ed 36,16-17a-18-28

    Ngôn sứ Ézékiel cho dân Do thái biết dù họ đã quay lưng lại với Chúa, tôn thờ thần tượng, phạm đủ thứ tội nên họ bị lưu đày. Nhưng rồi Chúa vẫn thương xót qui tụ họ về, thanh tẩy họ, ban cho họ một quả tim mới và một thần trí mới, để họ thực thi huấn lệnh Chúa.

     (sau đáp ca và lời nguyện thì đốt nến trên bàn thờ,Cha chủ sự xướng kinh Vinh Danh ,tiếp theo đọc lời nguyện nhập lễ như thường lệ)  Mời cộng đoàn ngồi

    Bài đọc Thánh Thư (Rm 6,3-11)

    Thánh Phaolô đúc kết toàn bộ Giáo huấn và nêu lên mối liên kết chặt chẽ giữa hồng ân phép rửa với mầu nhiệm Chúa Kitô chết và Phục Sinh.Cùng được chết và sống lại với Chúa Kitô trong Bí tích Thánh tẩy , người Kitô hữu từ nay phải sống cho Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô.

    HALLELUYA – HALLELUYA - HALLELUYA

    Bài Tin Mừng :,,,,,,

    PHẦN III: PHỤNG VỤ PHÉP RỬA

    Phụng vụ phép rửa trong đêm Vọng Phục sinh nhắc nhở người tín hữu về những cam kết cùng với Bí tích Rửa tội họ đã lãnh nhận , ấn dấu Bí tích mà họ đang mang ,cũng như ơn gọi nên thánh mà họ phải nỗ lực thể hiện trong đời sống thường ngày,để trở nên những người con đích thực của Thiên Chúa.

    (mời cộng đoàn đứng)

    1-Làm Phép Nước:

    Trong lời nguyện làm phép nước ,nhắc lại những biến cố cứu độ của Thiên Chúa đã thể hiện trong lịch sử qua nước.Hội Thánh kêu gọi mọi người hãy thể hiện trong đời sống mình niềm vui và hân hoan của những người được yêu thương và cứu độ.

    (Đốt nến)

    2-Tuyên xưng đức tin

    PHẦN IV: PHỤNG VỤ THÁNH THỂ

    Mời cộng đoàn tắt nến và ngồi, Giờ đâytrong tâm tình hân hoan mừng Chúa Phục sinh. Chúng ta bước vào phần phụng vụ thánh thể.

    Bài viết khác liên quan

    Phục vụ lời Chúa

    Sun
    Mon
    Tue
    Wed
    Thu
    Fri
    Sat
    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    Kết nối facebook