Các đời Cha xứ

Cha Matthêu Hồ Tấn Đức (1912 -1939)

  • Thứ sáu, 22:45 Ngày 12/08/2016 .
  • Cha Matthêu Hồ Tấn Đức 

    3/. Cha Mathêu HỒ TẤN ĐỨC (1865-1941) - biệt danh cha sở họ Ars

       - cha sở Hạnh Thông Tây (01/09/1912 - 07/06/1939)

    Cha Matthêu Hồ Tấn Đức được Đức Cha Colombert kêu về làm Cha sở Hạnh Thông Tây ngày 01/09/1912 tới ngày 07/ 06/1939.

    Cha là một vị linh mục nổi tiếng nhân đức và thông thái nên có bạn linh mục gọi Người là Cha Sở họ ARS vì dung nhan và đức hạnh. Cha về thay thế cho Cha Phêrô Chính.

    Hằng ngày Cha lên bàn thờ tế lễ chẳng khác nào Cha sở họ ARS ngày xưa. Cha cũng siêng năng ngồi tòa làm phước, giảng dạy cho con chiên bổn đạo. Cả cuộc đời sống linh mục của Cha là gương mẫu cho giáo dân trong họ.

    Thường ngày Cha ân cần lo dạy giáo lý cho con trẻ, những khóa bao đồng, thêm sức và những đôi chuẩn bị hôn nhân một cách cẩn thận, kỹ càng, nghiêm ngặt. Cho nên ngày nay, nếu Cha làm giám khảo những lớp giáo lý đó thì chắc chắn phần đông phải rớt. Nhờ vậy mà suốt thời gian 27 năm làm Cha sở, trong họ được nhiều ơn kêu gọi chức linh mục như: Cha Gabriel Thọ, Cha Anrê Quyền, Cha Phêrô Chánh, Cha Carôlô Nhơn, Cha Phêrô Thời, Cha Luật, Cha Phanxicô-Xaviê Dương, Cha Đàng.

    Ơn kêu gọi chức tu sĩ :

    Dòng Các Bà: Anna Hiệp, Têrêsa Phép, Maria Lý, Maria Đó.

    Các Dì: Maria Cẩn, Anna Ngọc, Maria Tình, Maria Rồi, Maria Chính, Maria Dung, Têrêsa Thảo, Anna Loan.

    Thời gian 18 năm Cha sở ở nhà thờ cũ; ngoài những phận sự thiêng liêng đối với con chiên bổn đạo, Cha còn lo tu bổ những căn phố của Cha già Chính để lại cho thêm huê lợi chi dụng trong họ.

    Tới đây nhà thờ cũ đã đặng 30 tuổi. Vì chỉ được cất bằng vật liệu thường nên đã hư hại, dột nát. Trước tình trạng này, Cha Matthêu hằng băn khoăn lo lắng tìm mọi phương kế để kiếm tiền. Người ao ước tái thiết ngôi tân thánh đường cho được khang trang nguy nga để xứng đáng nơi thờ phượng Chúa. Trải qua một thời kỳ gian lao, xuôi ngược, ngày ăn không ngon, đêm không yên giấc mà vẫn chưa đạt được ý muốn.

    Sau hết Cha thấy chỉ còn một phương là chạy đến cùng Thánh Cả Giuse là Đấng Người là Cha, cũng như Cha sở họ ARS ngày xưa có lòng tôn kính và trông cậy cách riêng hầu xin Người đoái thương hộ giúp.

    Khi Cha đã suy nghĩ kỹ càng và cầu nguyện sốt sắng. Cha liền lấy một tờ giấy, đoạn Cha ngồi lại mà viết tờ cầu khẩn, kêu xin Thánh Cả xuống ơn phù hộ để Cha sớm thực hiện ý muốn. Cha cũng hứa khi nhà thờ hoàn tất, Cha sẽ dâng Kính Thánh Cả Giuse làm bổn mạng, hầu tỏ lòng thành kính và tạ ơn Người.

    Viết tờ này xong, Cha Matthêu đọc đi đọc lại một cách cẩn thận rồi Cha xếp lại bỏ vào trong túi vải đỏ cột giây lén đem vào nhà thờ đeo vào cổ Thánh Giuse. Sau ít ngày người phụ trách nhà thờ thấy vậy hỏi Cha, Cha dặn: “Đừng nói đi nói lại với ai”.

    Thật tờ cầu khẩn này đã được Thánh Cả Giuse khẩn nhậm. Ngày trước các tu viện nam nữ cũng như cô nhi viện làng ARS có lòng tôn kính và cầu khẩn Thánh Cả đều được Thánh Cả cứu giúp.

    Nhờ tờ cẩu khẩn đó mà được Thánh cả Giuse nhậm lời, nên ít lâu sau ông Denis Lê Phát An đến viếng Cha, ngỏ ý muốn xây cất một ngôi đền thờ tại Hạnh Thông Tây và xin xây luôn mộ hai ông bà trong đó. Nghe vậy Cha Matthêu mừng thầm và tán thành ý định của ông. Song Cha Matthêu hơi lo ngại, vì lúc ấy Giáo Hội đã hạn chế vụ mai táng trong nhà thờ. Nhưng Cha vững lòng trông cậy Thánh Cả Giuse soi sáng chỉ dẫn cho biết phải dùng lời lẽ khôn ngoan nào mà xin Đức Cha nhậm lời. Còn ông Denis quyết tâm xin cho được nên mặc dầu Đức Cha dạy cách nào ông cũng vui lòng chấp nhận.

    Sau khi ông Denis và Cha Matthêu hội ý bàn thảo chương trình đặt điều kiện làm giấy tờ xong, đoạn hai Cha con cùng nhau đến Tòa Giám Mục mà đệ trình giấy tờ để xin Đức Cha duyệt xét lại. Trước tiên Đức Cha đưa ra nguyên tắc hạn chế vụ mai táng trong nhà thờ, song ông Denis và Cha Matthêu quyết theo ý nguyện nên hết sức chiều chuộng Đức Cha. Phần Cha Matthêu thì ra sức biện hộ cho đặng sớm kết quả.

    Kết cuộc Đức Cha chấp thuận trên nguyên tắc. Bấy giờ ông Denis và Cha Matthêu từ tạ Đức Cha mà ra về với tấm lòng đầy hân hoan.

    Lòng rất phấn khởi, ông Denis liền kêu kiến trúc sư Pháp Baader vẽ họa đồ, lập bản dự án chiết trù và kinh phí xây cất để đệ trình Tòa Giám Mục. Khi đã được Đức Cha duyệt ký, ông liền mang về xin phép chính quyền, nơi đây cũng chấp thuận.

    Năm 1921, trên lô đất 2 mẫu 11 sào 30 cao, giáp mặt lộ Gò Vấp Quang Trung, đối diện với phi trường Tân Sơn Nhất. Kích thước như sau:

    Bề dài: 40 thước

    Bề rộng: 14 thước

    Chiều cao: 16 thước

    Dome: 20 thước

    Tháp chuông: 30 thước

    Kiểu mẫu: Kim cổ la mã

    Suốt thời gian hơn 3 năm xây cất, ông Denis năng lui tới trông nom công tác. Do đó mà một ngày kia, ông khám phá ra một khuyết điểm lớn về kỹ thuật nơi mặt tiền nhà thờ bằng đá xanh đã xây lên được một phần nhưng không đậu thước. Ông thấy vậy liền kêu nhà thầu Baader lại mà cảnh cáo rồi hủy bỏ hợp đồng luôn. Để công tác vẫn tiếp tục, ông kêu nhà thầu Lamorte tới làm hợp đồng mới, giao việc xây cất cho đến khi ngôi thánh đường được hoàn thành.

    Ông cũng dâng ba bàn thờ bằng đá onyx, chạm trổ rất tinh xảo, cẩn nhiều loại bông hoa trông rất khéo léo, mỹ thuật.

    Trần nhà thờ có hình Roman thực hiện từ khuông bông vuông đúc vòng cung gắn liền lại với nhau. Trên trần ngay bàn thơ chính có bức họa Chúa chịu đóng đinh giữa Đức Mẹ, thánh Gioan và ba Thánh nữ trên núi Calvariô, có người lính cầm lưỡi đòng canh giữa. Trông lên thật cảm động như đang dự cảnh tượng ngày xưa.

    Chỏm nóc tròn (dome) cao chừng 20 thước có 4 khuông kính màu rất đẹp. Giữa 4 khuông kính đó được họa chân dung các thánh rất mỹ thuật. Hai bên cái dome có hai cái hoàng lang cao rộng kế đó có hai cái chỏm nóc tròn. Chính nơi đây là nơi an nghỉ cuối cùng của hai ông bà Denis.

    Hai ngôi mộ bằng đá cẩm thạch Italy kiểu vở vừa lạ vừa khéo léo. Trên mả ông có tượng bà cũng bằng cẩm thạch giống hệt người sống đang quỳ phục dâng bó hoa và cầu nguyện cho ông. Trên mả bà thực hiện y như mả ông, trên cũng có tượng ông bằng cẩm thạch quỳ phục dâng bó hoa và cầu nguyện cho bà.

    Thật hai ông bà có lòng đại độ và nhân đức. Trước là dâng một thánh

    đường đồ sộ, nguy nga quý giá cho Chúa, sau chọn cho mình hai ngôi mộ rất xứng đáng trong nhà thờ, làm cho các Cha sở tại, giáo hữu ra vào phải để ý. Ngay các quý khách thập phương đều kính viếng nhà thờ và hai ngôi mộ cũng phải trầm trồ khen ngợi.

    Khi nhà thờ và các tiện nghi cần thiết trong ngoài đã hoàn thành, Cha Matthêu nhận thấy còn thiếu sót một điểm là trong tờ cầu khẩn với Thánh Cả Giuse, Cha có hứa dâng nhà thờ mới tôn kính Người làm bổn mạng. Nay ông Lê Phát An chủ nhà thờ lại xin chọn thánh Denis.

    Mừng lễ khánh thành ngôi thánh đường được 8 năm thì bà Denis lâm bệnh nặng, chịu các phép bí tích mà qua đời tại biệt thự Monjoie ở Thủ Đức ngày 18/01/1932.

    Sau khi quàn tại biệt thự 3 ngày, ông Denis đem linh cửu của bà về nhà thờ Hạnh Thông Tây, nơi đây có sẵn ngôi mộ của bà mà làm lễ quy lăng rất long trọng.

    Hằng ngày tại thánh đường này Cha sở và giáo dân dâng thánh lễ, đọc kinh cầu nguyện chắc cũng nhớ tới hai ông bà đã làm ơn cho mình.

    Cha già Matthêu đã trực tiếp nhận ân đức là một dip tốt để trả công cho hai ông bà. Người còn tiếp tục ở họ 7 năm nữa. Ngoài các việc như tế lễ, ngồi tòa làm phước, giảng dạy Cha còn phải lo xây cất nhà Cha sở vẫn tồn tại tới bây giờ, một trường học vì thời gian quá lâu bị mối mọt đục khoét nên đã triệt hạ.

    Năm 1939, vì tuổi già sức yếu nên Đức Cha kêu Cha về làm bề trên nhà hưu dưỡng Chí Hòa. Tiện dịp cũng kiêm việc coi sóc con chiên bổn đạo nơi đây nữa. Cách ít năm, Cha lâm trọng bệnh, chịu các phép bí tích mà qua đời ngày 11/09/194 và mai táng Cha tại đất thánh các linh mục.

     

     

    Bài viết khác liên quan

    Phục vụ lời Chúa

    Sun
    Mon
    Tue
    Wed
    Thu
    Fri
    Sat
    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    Kết nối facebook