Các đời Cha xứ

Cha Phêrô NGUYỄN PHƯỚC CHÍNH (1898 - 1912)

  • Chủ nhật, 22:44 Ngày 14/08/2016 .
  •  II. THỜI KỲ DỰNG NGHIỆP (1898-1974)

    Cùng với Chợ Quán, Xóm Chiếu, Tân Định, An Nhơn, Gò Vấp, Thủ Thiêm, Hóc Môn…, trong thời kỳ này, họ đạo Hạnh thông Tây lớn mạnh về mọi mặt. Điều này phản ánh một thực tế, họ đạo chỉ phát triển một khi có người lèo lái, có một cộng đoàn năng nổ và một ngôi thánh đường mới, nguy nga, lộng lẫy.

    2/. Cha Phêrô NGUYỄN PHƯỚC CHÍNH (1867-1912), cha sở Hạnh Thông Tây (1898 - 1912).

    Khi Cha già Thomas Dưỡng lâm bịnh mà qua đời thì Đức Cha Dépierre kêu Cha già Phêrô Chính về làm Cha sở đầu tiên coi họ Hạnh Thông Tây từ năm 1898 đến năm 1911.

    Lúc ấy số bổn đạo chừng 150 người mà nhà thờ cũ bằng lá nhỏ hẹp đã mục nát. Vậy Cha già Phêrô Chính hội bổn đạo lại để bàn tính xây cất nhà thờ mới. Cha và các người trưởng thượng trong họ bắt đầu hoạt động về tài chánh, còn đất thì ông Tổng Giuse Hồ Văn Chua dâng cho nhà thờ. Cha và bổn đạo khởi công khai phá lo xây cất nhà thờ mới gồm 5 căn, cột cây, lợp ngói âm dương, vách tường gạch trên lô đất do ông Tổng Giuse Hồ Văn Chua mới dâng cúng, nơi đang có cây xăng Esso lúc bấy giờ.

    Tạo lập thánh đường xong, Cha già Phêrô Chính còn lo xây cất nhà cha sở và trường học để có nơi giáo huấn trẻ con trong họ.

    Cha lại tiếp tục xây cất thêm 12 căn phố lá để lấy huê lợi đài thọ các chi phí, sửa sang trong họ. Cùng lúc tạo dựng một nơi an nghỉ cuối cùng cho con cái là Đất Thánh họ Hạnh Thông Tây bấy giờ.

    Ngoài những công lao khó nhọc của Cha vừa kể trên, Cha còn lo lập quy cũ trong họ đạo và tuyển chọn những người tử tế có ảnh hưởng lên làm Quới chức để cộng tác với Cha dìu dắt bổn đạo như :

    1. Ông Tổng Giuse Hồ Văn Chua là đại ân nhân. Ông đã dâng 3 lô đất:

    - Lô thứ nhất: 2 mẫu 39 sào 40 cao.

    - Lô thứ hai: 0 mẫu 57 sào 80 cao.

    - Lô thứ ba: 0 mẫu 14 sào 57 cao.

    Là những nơi xây cất nhà thờ cũ, làm thổ cư cho các bổn đạo, xây cất 35 căn phố và cả Đất Thánh bây giờ.

    2. Ông Hơn là thân sinh của cha Giuse Thiệt, làm Cha Sở An Đức, Mỹ Tho.

    3. Ông Phaolô Lê Văn Sáng là thân phụ của 3 linh mục:

    1/. Cha Anrê Nguyễn Văn Quyền.

    2/. Cha Phaolô Nguyễn Văn Chánh đã du học tại trường truyền giáo Rôma, sau làm Giáo sư Đại Chủng Viện Sài Gòn, làm Cha Sở tại Cái Bè, Bà Rịa. Cuối cùng về hưu tại Chí Hòa, qua đời và mai táng tại đó.

    3/. Cha Carôlô Nguyễn Văn Nhơn, cha sở họ đạo Chợ Đũi.

    4/. Ông Phan Văn Thụ làm Biện việc và Câu họ là thân sinh của hai Cha :

    1/. Cha Gabriel Phan Văn Thọ sau làm cha sở họ Chí Hòa và qua đời tại họ Tân Hưng.

    2/. Phêrô Phan Thanh Thời là cha sở Vũng Tàu, Biên Hòa, Chí Hòa và tổng quản lý điền địa của Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn.

    5. Ông Quản là ông ngoại của Cha Phanxicô-Xaviê Trần Ngọc Dương cha sở họ Gò Vấp.

    6. Ông Xuân là bác của Cha Luật.

    7. Ông Nương là thân phụ của Cha Luật làm Cha sở họ Ngũ Hiệp đã qua đời và an táng tại đất thánh Gia Định.

    8. Thân phụ của Cha Đàng nguyên bề trên dòng Mỹ Ca.

    Cha già Phêrô Chính làm Cha sở Hạnh Thông Tây 12 năm. Ngoài những công tác xây dựng và lập Ban Quới Chức ở trong họ, tuyển chọn những người tử tế có ảnh hưởng ra làm quới chức để phụ trách phận việc trong họ. Cha còn nhiệt thành lo săn sóc dạy dỗ con chiên thêm lòng đạo đức, sốt sắng. Vì thế mà có nhiều gia đình có con cái dâng mình cho Chúa làm tu sĩ nam nữ khá đông. Còn nhiều gia đình khác, mặc dầu ở giữa thế gian mà cũng giữ đạo chín chắn, tử tế.

    Suốt 12 năm làm Cha sở, người đã có công ươm trồng những cây trái đầu mùa, ngày nay đã đơm hoa kết quả tốt đẹp cho Chúa và cho Giáo Hội.

    Vậy khi tuổi Cha đã cao, công nghiệp Cha đã nhiều thì Đức Cha đem Cha về hưu dưỡng tại Chí Hòa. Đặng 2 năm thì Cha lâm bịnh nặng mà qua đời ngày 10/12/ 1912. 

    Bài viết khác liên quan

    Phục vụ lời Chúa

    Sun
    Mon
    Tue
    Wed
    Thu
    Fri
    Sat
    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    Kết nối facebook