Các đời Cha xứ

Cha Phaolô NGUYỄN THÔNG LÝ (1944-1959).

  • Thứ sáu, 22:47 Ngày 12/08/2016 .
  • Cha Phaolô NGUYỄN THÔNG LÝ (1944-1959).

    5/. Cha Phaolô NGUYỄN THÔNG LÝ (1885-1966), cha sở Hạnh Thông Tây (1944-1959).

    Cha già Phêrô Nguyễn Thông Lý nguyên là Cha sở Phan Ri, Ma Ó được Đức Cha Cassaigne kêu về nhậm chức Cha sở Hạnh Thông Tây. Vì đường xá xa xôi cách trở lại thêm thời cuộc khó khăn nên việc đáo nhậm họ mới phải trở ngại chậm trễ ba bốn tháng. Thời gian đó Đức Cha chỉ định Cha Gabriel Thọ là con ông Câu trong họ quyền Cha sở cho đến ngày Cha già Lý chính thức nhậm sở.

    Lúc Cha già Phêrô còn ở họ cũ, ngoài những việc bổn phận phải lo cho con chiên bổn đạo đã cực khổ, Cha còn phải mệt nhọc hành thuyền kỵ mã đến mấy họ nhỏ nên sức khỏe Cha càng ngày càng bị suy giảm.

    Ban đầu có Cha Gioakim Ngôn là bạn thân thường tới lui thăm viêng, đàm đạo an ủi. Sau có một vị khách quý là ông Tuấn Vũ ở Phan Thiết mỗi 2 tuần tới thăm. Ít năm sau ông về ngồi tại Dinh Độc Lập vẫn còn mật thiết chiếu cố đến Cha.

    Thời gian Cha ở Hạnh Thông Tây 15 năm, nhà cao cửa rộng, khí thanh gió mát, số bổn đạo chừng lối sáu bảy trăm. Các việc làm lễ, giảng dạy, ngồi tòa làm phước cũng vừa sức. Nếu mọi việc đều xuôi thuận như vậy, Cha có thể sống thêm nhiều năm. Nhưng rủi năm 1945 biến cố xảy đến, các phong trào tranh chấp ảnh hưởng làm cho trong xứ xáo trộn, nên Cha cũng phải tránh đi nơi khác. Lúc đó nhà thờ, nhà Cha, mồ hai ông bà Denis đều bị xâm phạm, khám phá và hư hại ít nhiều. Tới lúc tạm yên Cha mới trở về, thấy tình trạng như vậy thì buồn. Mà chưa hết, khi quân đội viễn chinh đến tái chiếm để bình định trong xứ thì có nhiều dịp Cha lo can thiệp cho một số đông người bị bắt được trả tự do. Lần khác giữa đêm tăm tối hai bên chạm súng gần nhà làm cho Cha cũng khiếp đảm.

    Giữa lúc thời cuộc sôi động, nghiêm trọng, ông Denis lại không được an quý thể. Ông phải vào bệnh viện Saint Paul mà tịnh dưỡng. Chẳng may đang lúc tuổi già mà bệnh trạng ngày càng gia tăng thành trầm trọng. Bác sĩ điều trị và các bà phước thấy vậy xin ông chịu các phép bí tích. Đến ngày 17/ 09/1946 ông từ trần.

    Gặp lúc tình thế khó khăn, gia đình thân nhân và bạn hữu không thể hiệp mặt đông đủ mà lo việc mai táng. Vì vậy mọi việc cần thiết trong đám tang của ông đều do các bà dòng thánh Phaolô và vài người thân tín đảm trách. Còn việc đưa linh cửu thì nhờ đội âm công nhà binh đưa về nhà thờ Hạnh Thông Tây. Có một số thân nhân và tu sĩ nam nữ tham dự cuộc đưa đám tang này.

    Khi linh cửu ông về tới cửa biệt thự của ông (bây giờ là trại Phan Sào Nam) thì dừng lại. Ban quân nhạc Pháp trổi một bản bi ai, thảm sầu để chào kính và tiễn biệt lần cuối. Đoạn xe tang tiếp tục thẳng tới nhà thờ Hạnh Thông Tây. Đến nơi, chuông nhà thờ trổi giọng trầm, đồng thời Cha sở, quới chức, đoàn thể và tất cả anh em bổn đạo trong họ đã ứng trực bên rước linh cửu ông vào nhà thờ làm các nghi lễ an táng xong đưa ông qua hoàng lang phía hữu mà hạ huyệt.

    Thật ông là đại ân nhân của Giáo Hội Việt Nam nên Tòa Thánh ân thưởng huy Chương Thượng Đẳng Saint Sylvestre, một loại huy chương đặc biệt mà ít người được tặng thưởng.

    Phần đời ông là một người giàu có sang trọng nhất nhì trong nước. Lẽ thường thì lễ quy lăng của ông phải hết sức long trọng, song vì thời cuộc mà phải tổ chức một cách đơn giản. So với đám tang của bà linh đình bao nhiêu thì của ông giản dị bấy nhiêu. Có lẽ Chúa cất bớt những sự sang trọng bề ngoài mà gia tăng hạnh phúc đời sau.

    Cha già Phaolô Lý lại gặp hoạn nạn

    Một cơn hỏa hoạn xảy ra tại chợ Thông Tây Hội, thiêu hủy một ít căn phố của nhà thờ. Vì tiền bạc không có sẵn nên Cha phải dùng thuật củi đậu nấu đậu là bán một căn phố để làm vốn sửa sang những căn bị hư hại.

    Cha còn gặp một việc chẳng may khác là lúc ấy các phi xuất của hàng

    không quân sự và dân sự đều qua lại lên xuống theo chiều hướng nhà thờ.Vì sợ những rủi ro có thể xảy ra nên quân đội Pháp đến xin điều đình dứt chóp nhọn của tháp chuông. Từ đó về sau những người có óc quan sát qua lại đều cho tháp chuông mất vẻ mỹ thuật.

    Một việc trở trêu thay là không có tai nạn phi cơ nào xảy ra qua chiều hướng nhà thờ mà thời ấy nghe nói một phi cơ rủi ro thế nào không biết đã rớt nhằm một người lính gác trước một nhà ngói cũ kỹ, thấp bé cách nhà thờ tới 200 thước.

    Thương hại cho Cha già Phaolô Lý, lúc ở ven biển Phan Thiết sống cùng bổn đạo thật thà, đơn sơ, chất phác. Mỗi khi di chuyển từ họ này qua họ khác phải khó khăn, mệt nhọc. Thấy vậy Đức Cha kêu Cha về Hạnh Thông Tây để Cha an dưỡng tuổi già. Đức Cha tưởng rằng đem Cha về đây Cha sẽ được vừa lòng, không dè Cha lại gặp nhiều cơn hoạn nạn hơn.

    Vì những thử thách vừa kể trên làm sức khỏe Cha hao mòn. Năm 1959 Đức Cha Simon Hòa Hiền cho Cha về hưu dưỡng tại Chí Hòa.

    Cách 3 năm sau, Đức Cha và các Cha tổ chức mừng lễ vàng của Cha già Phaolô. Chính Cha Thời hiện là quản lý điền địa Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn vừa là bạn thầy cả, còn là con chiên trong họ và là thân cận nhất với Cha Sở cũ của mình đứng ra tổ chức cuộc ăn mừng trọng thể này. Có sự hiện diện của bốn Đức Giám Mục, gần 40 linh mục, nhiều tu sĩ nam nữ cùng các bổn đạo xa gần. Đặc biệt trong buổi lễ có ban nhạc Hùng Tâm Dũng Chí của Cha Giuse Nho ở họ Chợ Lớn Ngã Sáu là họ hàng của Cha già Phaolô đến giúp vui.

    Sau cuộc lễ vĩ đại này, Cha Phaolô rất hài lòng, sống yên vui được bốn năm nữa. Năm 1966 Cha lâm bệnh, chịu các phép bí tích mà qua đời bình an tại tư thất ngày 03/05/1966 và an táng tại Đất thánh các linh mục ở Chí Hoà.

    Bài viết khác liên quan

    Phục vụ lời Chúa

    Sun
    Mon
    Tue
    Wed
    Thu
    Fri
    Sat
    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    Kết nối facebook